Nước uống rất quan trọng để cơ thể điều hoà nhiệt độ chống nóng. Ngoài nước lọc thông thường, chúng ta nên chú ý một số loại nước dinh dưỡng hữu ích dưới đây để bồi bổ sức khoẻ trong những ngày hè nóng bức.
Nước uống rất quan trọng để cơ thể điều hoà nhiệt độ chống nóng. Ngoài nước lọc thông thường, chúng ta nên chú ý một số loại nước dinh dưỡng hữu ích dưới đây để bồi bổ sức khoẻ trong những ngày hè nóng bức.
Nước cam vắt từ
Nước cam vắt có khả năng chống lại bệnh đục nhân mắt, ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Vitamin C và E có nhiều trong cam sẽ giúp cơ thể chống lại sự lão hóa, cải thiện chức năng phổi, giúp da mịn màng, ngăn ngừa và làm chậm quá trình ôxy hóa của các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, nước cam giúp cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm hiệu quả.
Bí đao còn gọi là bí xanh, theo y học cổ truyền bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng giải nhiệt làm tan đàm, mát ruột, lợi tiểu, làm hết phù, giải độc, giảm béo. Nước ép bí đao giúp giải nhiệt, tiêu độc, trừ phù, chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy...
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, bí đao có hàm lượng natri rất thấp nên tốt cho người bị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề. Hạt bí đao chứa uroenzim, calabasinin có tác dụng thanh phế nhiệt, loại mủ, tiêu đàm, rất thích hợp cho việc trị liệu các bệnh lý đường hô hấp.
Cách chế biến nước bí đao đơn giản: 500g bí đao, gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch, thái miếng, ép lấy nước, cho thêm chút muối, uống 2-3 lần trong ngày. Hoặc ép chung 500g bí đao, 500g dưa hấu bỏ hạt, thêm chút đường trắng, uống 2-3 lần trong ngày.
Nước vối
Nước vối có tác dụng lợi tiểu, mát, thích hợp cho tất cả các mùa trong năm. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu chỉ uống nước lọc, nước trắng thì sau một thời gian ngắn (3 - 40 phút) cơ thể sẽ đào thải hết, nhưng nếu uống nước vối sau thời gian ấy, cơ thể chỉ thải loại 1/5 lượng nước đã uống, phần còn lại sẽ thải ra từ từ sau đó.
Phương thức nấu nước vối rất đơn giản: Lá vối khô rửa sạch, cho vào ấm, cho nước lạnh vào đun đến sôi rồi uống nóng hoặc uống lạnh. Nụ vối cũng được đun trong nước đến khi sôi hoặc hãm trong nước sôi như cách hãm trà.
Nước dưa hấu
Vào mùa hè, dưa hấu chín rộ rất rẻ, bạn nên chọn những quả mới hái, cuống còn tươi, gọt bỏ vỏ, cắt nhỏ, cho vào máy ép để có những ly nước thơm ngon, có thể giữ lạnh uống nguyên chất hoặc uống với đá.
Lượng đường tự nhiên trong dưa hấu rất dễ hấp thu, năng lượng của bạn sẽ được phục hồi rất nhanh chóng. Ngoài ra, trong dưa hấu còn có vitamin C, B1 và canxi rất tốt cho sức khỏe.
Chanh tươi
Vị rất chua, tính bình. Chứa nhiều nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, tinh dầu và acid citric đặc trưng. Những chất dinh dưỡng này trợ giúp rất nhiều đối với việc xúc tiến chuyển hóa các chất, hiện tượng trì hoãn lão hóa cũng như tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Chanh tươi có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, điều chỉnh chức năng tiêu hóa (kiện tỳ), tạo thèm ăn (khai vị) và trị ho, tan đàm. Ngoài ra, chanh tươi là vật liệu thiên nhiên làm đẹp tốt nhất, giúp phòng ngừa và tẩy trừ da thâm đen, có tác dụng tẩy trắng, do vậy rất thích hợp cho các bạn gái. Dùng chanh tươi vắt lấy nước, thêm đường trắng vừa đủ khuấy thành ly nước mát lý tưởng.
Nước ép cà chua
So với các loại hoa quả có sắc tố hồng và đỏ khác, cà chua có hàm lượng lycopene cao nhất. Theo các nhà khoa học, nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở những người có lượng lycopene trong máu cao thường thấp hơn đến 50% so với những người có lượng lycopene trong máu thấp. Thêm nữa, do có tác dụng chống ôxy hóa nên lycopene còn được đánh giá là chất có khả năng giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư tiền liệt tuyến, da, cổ tử cung, bàng quang, vú, phổi...
Mỗi ngày, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên hấp thu khoảng 10 milligram lycopene và người bình thường khoảng 3,6 milligram (một quả cà chua vừa chứa từ 4 đến 5 milligram lycopene).
Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt là một loại thuốc tự nhiên có thể chữa trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh tật khác nhau. Ngoài các enzym và các tiền chất vitamin A, nước ép cà rốt còn là nguồn cung cấp rất nhiều insulin thực vật có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì.
Nước rau má
Tác dụng chính của nước rau má là hạ hỏa, mát huyết, ngăn ngừa táo bón và cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể.
Một số người có thói quen xay nước rau má với sữa tươi, điều này cũng tốt tuy nhiên nên hạn chế vì có thể gây đau bụng, tiêu chảy rất nguy hiểm.